Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Sơn tự liền là một công nghệ chết yểu

Sơn tự liền không quá đắt nhưng nó không có tác dụng mấy nếu vết xước sâu. Người dùng đơn giản là ghét loại sơn này và hầu hết đều phàn nàn rằng nỗ lực để có thể sửa lại những vết xước đó gần như là vô dụng. Nissan ban đầu tuyên bố loại sơn sẽ tồn tại khoảng ba năm, nhưng khách hàng phản ứng không tích cực. Vì vậy công ty đã quyết định ngừng sản xuất công nghệ này vào đầu năm 2011. Không ai biết chắc chắn lý do nhưng hãng xe Nhật Bản đã lặng lẽ gỡ bỏ nó khỏi danh mục đầu tư của mình.

Các nhà sản xuất ô-tô đã nghiên cứu và chế tạo ra một loại sơn có khả năng tự khôi phục sau khi bị trầy xước, nhưng công nghệ đó đã biến mất.

Một chiếc xe mới tinh bao giờ cũng bóng loáng và sạch sẽ dù có thương hiệu hay kiểu dáng nào. Thật đáng tiếc khi tham gia vào giao thông đông đúc thì chiếc xe mất đi vẻ ngoài đẹp đẽ đó. Vẫn biết “của bền tại người”, nhưng dù cẩn thận đến đâu thì trầy xước cũng giống như vết nhăn tuổi già: tất cả chỉ là vấn đề thời gian và khó có thể ngăn cản. Một loại sơn đặc biệt đã được phát triển để có thể tự phục hồi sau khi bị trầy xước.

Liệu nó có thực sự hiệu quả? Nó làm mờ vết xước nhanh ra sao? Tốn bao nhiêu thời gian cho cả quá trình đó? Và giá thành thế nào?
Vẫn còn những ý kiến trái chiều về loại sơn đặc biệt này. Trong khi các nhà sản xuất xe hơi khẳng định đây là cách tuyệt vời để giữ chiếc xe của bạn sáng bóng như mới, khách hàng lại cho rằng việc bảo trì kiểu này là một cơn ác mộng.

Cơ chế hoạt động của loại sơn này là dựa trên những phản ứng hóa học và thành phần cấu tạo. Nói một cách ngắn gọn, sơn tự liền được hình thành từ một loại nhựa đàn hồi kết hợp với sơn phủ cổ điển có khả năng giãn nở và boa phủ các vết trầy xước với điều kiện được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Trong số các nhà sản xuất tiên phong trong lĩnh vực sáng chế sơn tự liền có Nissan. Hãng xe đến từ Nhật đã giới thiệu công nghệ của mình trên thị trường với cái tên “Scratch Shield”. Sản phẩm sáng tạo này giống như loại sơn Nissan đưa ra thị trường năm 2005 và theo các nhà khoa học thì nó có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác, không chỉ gói gọn trong công nghệ xe hơi.

Sơn là một hợp chất hình thành từ chitosan, oxetane, một vòng hóa học đặc biệt (bao gồm bốn nhân tố, ba nguyên tử carbon và một nguyên tử oxy) và polyurethane có tác dụng sửa chữa mạng kết nối bị đứt gãy khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.

Quá trình này phụ thuộc vào một số nhân tố và thường diễn ra trong khoảng từ một giờ đến vài ngày tùy thuộc vào độ sâu của vết xước. Đây là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên: sơn tự liền thực sự có hiệu quả.

Thời gian để liền vết trầy xước khác nhau tùy từng trường hợp nhưng thường diễn ra trong một vài giờ. Thử nghiệm trên Infiniti FX 50S cho thấy cần một buổi chiều dưới ánh mặt trời để vết xước liền lại. Đây là câu trả lời cho thắc mắc về thời gian sơn có hiệu quả.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp sự phá hủy quá sâu làm mất các liên kết trong cấu trúc sơn phủ, sơn tự liền cũng không thể có tác dụng, Nissan cũng phải thừa nhận điều này.

Sơn tự liền sẽ có cơ hội để tồn tại trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay nếu được nghiên cứu cải tiến lớn. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghiệp ô tô ngày nay thì đó là mục tiêu trong tương lai gần. Nhưng cho tới lúc đó, đánh bóng và dùng sáp có vẻ là cách duy nhất để giữ cho xe bạn bóng bẩy như mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét